Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị

https://doankhoiccq.quangtri.gov.vn


Mô hình phát triển kinh tế của cán bộ đoàn, đoàn viên tiêu biểu

Đam mê với ngành nông nghiệp, nhiều cán bộ, đoàn viên thanh niên bằng những kiến thức chuyên môn đã mạnh dạn đầu tư, nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được ứng dụng vào thực tế cuộc sống, tiêu biểu mô hình trồng rau thủy canh của anh Trần Anh Tuấn – Phó Bí thư ĐCS Công ty Điện lực QT và thử nghiệm nuôi ruồi lính đen của anh Ngô Thành Sơn – UV BTV ĐCS, Bí thư Chi đoàn Văn phòng Sở NN-PTNT Quảng Trị.
Mô hình phát triển kinh tế của cán bộ đoàn, đoàn viên tiêu biểu
Đam mê với nông nghiệp sạch, anh Trần Anh Tuấn – Phó Bí thư ĐCS Công ty Điện lực QT đã hiện thực hóa giấc mơ của mình bằng cách đầu tư xây dựng khu vườn trồng rau thủy canh khá bài bản, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao ở địa chỉ số 18 đường Thành Cổ, Phường 3, thành phố Đông Hà.
104041617 314579246231752 8996481249633189750 n
Anh Trần Anh Tuấn bên vườn trồng dưa lưới
Để xây dựng mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích rộng hơn, anh đã tự tay thiết kế toàn bộ khu nhà màng, phía bên trong hàn bằng khung sắt, phía ngoài bọc 100% màng ni lông, lưới nhập khẩu để chống các loại côn trùng xâm nhập, hai mái phía trên thiết kế lệch thoáng gió. Anh cũng thiết kế hệ thống điều hòa làm mát nước; toàn bộ hệ thống lưới che nắng, hệ thống tưới, đèn bẫy côn trùng, đèn chiếu sáng… đều được điều khiển tự động bằng phần mềm cài đặt trên điện thoại. Phía trong nhà kính, anh đầu tư các giàn trồng rau bằng ống nhựa đặt trên khung đỡ nằm cách mặt đất khoảng 1 m, trên các ống nhựa có các lỗ nhỏ để trồng rau. Giá thể trồng rau thủy canh là xơ dừa nhập khẩu đã được xử lý.
“Trồng rau thủy canh vốn đầu tư ban đầu khá tốn kém, nhưng bù lại sẽ đảm bảo quá trình trồng rau thuận lợi, hạn chế tối đa các loại sâu bệnh và đảm bảo chu kỳ sinh trưởng cho cây rau về lâu dài”. Toàn bộ kinh phí ban đầu đầu tư cho mô hình trồng rau thủy canh mà anh Tuấn bỏ ra là khoảng 350 triệu đồng. Sau khi mô hình hoàn thiện, bắt đầu từ tháng 10/2019, những cây giống rau đầu tiên được anh ươm trồng. Anh Tuấn cho biết, rau thủy canh của anh trồng chủ yếu là rau xà lách và cải. Toàn bộ nguồn hạt giống trồng đều được mua xuất xứ từ Hà Lan và Mỹ. Thời gian từ khi ươm hạt trồng đến khi thu hoạch của các loại rau là từ 45-50 ngày trồng. Mô hình trồng rau thủy canh được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu. Bình quân mỗi tháng anh thu hoạch 4 lứa rau, mỗi lứa thu được từ 150-200 kg rau. Rau thủy canh được chăm bón hoàn toàn bằng chất dinh dưỡng hữu cơ; phòng trừ sâu bệnh bằng các chế phẩm sinh học làm từ gừng, tỏi nên an toàn gần như tuyệt đối.
Hiện nay ngoài trồng rau thủy canh, anh Tuấn còn đảm nhận việc tư vấn, lắp đặt giàn rau thủy canh; cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới; cung cấp giá thể trồng rau, hạt giống, cây giống rau các loại… Xuất phát từ ý tưởng ban đầu là trồng rau sạch cung cấp cho các bữa ăn hằng ngày, đến nay mô hình trồng rau thủy canh của anh Tuấn đã được mở rộng và bước đầu gặt hái được thành công. Không chỉ là tạo thu nhập hằng ngày mà còn là tạo đà cho một nền sản xuất nông nghiệp mới, hữu cơ, hiện đại và tiến bộ. Tuy nhiên, để có thể phát triển mô hình một cách bền vững thì rất cần sự hỗ trợ từ địa phương và các ngành, cơ quan chức năng để tìm được thị trường tiêu thụ ổn định hơn cho sản phẩm rau an toàn được xem là khá mới mẻ này.
Anh Ngô Thành Sơn – UV BTV ĐCS, Bí thư Chi đoàn Văn phòng Sở NN-PTNT Quảng Trị thử nghiệm nuôi ruồi lính đen, bước đầu thu được kết quả khả quan.
image
Mô hình nuôi ruồi lính đen của anh Ngô Thành Sơn - UV BTV ĐCS, Bí thư Chi đoàn Văn phòng Sở NN & PTNT
Sau khi tìm hiểu qua sách báo, anh thấy ruồi lính đen là một sin‌h vật không gây hại, không mang mầm bện‌h truyền nhi‌ễm.
Nuôi ruồi lính đen không cần nhiều diện tích đất nhưng mang lại hiệu quả trong x‌ử lý chất thả‌i nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Anh Sơn đã quyết định đặt mua tại tỉnh Đồng Nai với 2kg ấu trùng bố mẹ và 50 gram trứng làm giống.
Lồng nuôi được thiết kế bằng vải mùng luôn khép kí‌n, bên trong có hàng ngàn những chú ruồi lính đen chen chúc nhau, anh cũng bố trí một cây xanh nhỏ và các giá thể bằng gỗ làm nơi để đàn ruồi giao phối sin‌h sả‌n và đ‌ẻ trứng.
Theo anh Sơn, việc đầu tư nuôi ruồi lính đen không đòi hỏi về cơ sở vật chất, chủ yếu là đảm bảo thức ăn đầy đủ, nước uống và chế phẩm vi sin‌h để x‌ử lý mùi hôi.
Mô hình này bước đầu cho thấy hiệu quả trong x‌ử lý rác thả‌i, tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi và làm phâ‌n bón hữu cơ.
Hiện nay, diện tích nuôi ruồi lính đen của gia đình đã sả‌n xuất một khối lượng ấu trùng, trứng ruồi cung cấp cho thị trường làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủ‌y sản và phục vụ nhân cấy, tá‌i đàn, mang lại thu nhập.
“Chỉ mới bắ‌t đầu nuôi 6 tháng, hiện nay tôi thu hoạch 100 -120 gram trứng ruồi/tháng và cung cấp cho thị trường một lượng lớn ấu trùng, trứng. Với giá bán 10 gram trứng 150 ngàn, 1kg ấu trùng 50 ngàn đã mang lại thêm nguồn thu nhập ổn định từ 3 - 5 triệu đồng/tháng”, anh Sơn cho hay.
Tuy nhiên chúng dễ nuôi, phát triển nhanh và đặc biệt ấu trùng đem lại giá trị kinh tế cao: vừa làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủ‌y hải sả‌n vừa được sử dụng để x‌ử lý chất thả‌i hữu cơ từ các hoạt độn‌g nông nghiệp hoặc hoạt độn‌g sả‌n xuất.
Là người đam mê nghiên cứ‌u tìm tòi phát triển chăn nuôi với nền nông nghiệp sạch, hữu cơ anh Sơn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu nuôi ruồi lính đen. Với kỹ thuật nuôi đơn gi‌ản, tiết kiệm chi phí, hơn nữa ruồi lính đen là loài côn trùng có rất nhiều lợi ích đối với môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người.

Nguồn tin: Đoàn Khối CQ và DN tỉnh:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây